Chuyển đến nội dung chính

KHÁI NIỆM GAP (KHOẢNG TRỐNG GIÁ) TRONG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ? LÀM THẾ NẢO ĐỂ XỬ LÝ?



GAP là một biểu hiện phổ biến không lạ đối với những người am hiểu về thị trường chứng khoán. Đây là một yếu tố quan trọng giúp đánh giá sự biến động của giá cổ phiếu. Sự xuất hiện của GAP có thể là căn cứ quan trọng giúp bạn đưa ra quyết định về việc giữ, bán hoặc mua thêm cổ phiếu. Trong bài viết này, mình sẽ cung cấp thêm thông tin cần thiết để bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng GAP trong thị trường chứng khoán. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và trả lời câu hỏi về ý nghĩa của GAP trong chứng khoán cũng như những kiến thức hữu ích khác.


GAP chứng khoán là gì?


GAP được hiểu là hiện tượng khoảng trống giá, xảy ra khi giá cổ phiếu không nối tiếp bước giá của ngày hôm trước mà có sự nhảy vọt lên hoặc xuống và tạo ra khoảng trống lớn trên biểu đồ giá. GAP được tạo ra khi giá có sự tăng lên gọi là GAP UP, khi đột ngột giảm mạnh xuống thì gọi là GAP DOWN.


Thông thường, khi giá đóng của của cây nến (biến động giá) này sẽ là giá mở cửa của cây nến (biến động giá) của phiên giao dịch ngày hôm sau thì cổ phiếu đó không xuất hiện GAP. Do sự tăng giảm giá nhiều bước trong giá mở của phiên giao dịch sau chênh lệch nhiều bước so với giá của phiên gia dịch trước và gây ra khoảng trống lớn trên biểu đồ chứng khoán.


GAP xảy ra khi giá cổ phiếu không nối tiếp bước giá của ngày hôm trước


Các đặc điểm của hiện tượng GAP chứng khoán


Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng GAP, và mỗi khi xuất hiện, GAP thường tượng trưng cho sự thay đổi mạnh mẽ hoặc đột ngột trên thị trường chứng khoán. Dưới đây là một số đặc điểm của hiện tượng GAP:


1. GAP thường xuất hiện tại các vùng kháng cự mạnh hoặc vùng hỗ trợ trên biểu đồ chứng khoán. Thông thường, thị trường sẽ quay trở lại các vùng này để kiểm tra lại, đồng thời xác định xu hướng giá hiện tại trước khi có sự thay đổi tiếp theo, có thể là tiếp tục tăng hoặc đảo chiều giảm.


2. GAP thường xuất hiện tại các khu vực mô hình giá thường hoặc để hoàn thiện mô hình đó trên biểu đồ chứng khoán.


3. Mỗi khoảng trống giá thường là dấu hiệu của sự bắt đầu của một xu hướng mới hoặc sự đảo chiều của xu hướng hiện tại trên thị trường chứng khoán.


4. Trong trường hợp có thông tin hoặc sự kiện mới đột ngột gây ảnh hưởng đến nhiều nhà đầu tư, GAP có thể xuất hiện. Điều này dẫn đến biến động mạnh mẽ của giá cổ phiếu, tạo ra sự chênh lệch lớn giữa giá mở cửa và giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó.


Các mô hình khoảng trống giá


Khi xuất hiện hiện tượng khoảng trống giá, nhà đầu tư thường cần xem xét hai trường hợp: GAP UP, tức là khi giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó, và GAP DOWN, khi giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa của phiên trước.


  • GAP UP là khoảng cách giữa giá cao nhất của phiên giao dịch trước với giá thấp nhất của phiên giao dịch kế tiếp.

  • GAP DOWN là khoảng cách giữa giá thấp nhất của phiên giao dịch trước với giá cao nhất của phiên giao dịch kế tiếp.

Các loại GAP trong chứng khoán


GAP là một hiện tượng có tác động nhiều chiều đến giá của cổ phiếu. Vì vậy, để có thể nghiên cứu rõ hơn, chúng ta chia GAP thành 3 dạng: GAP theo xu hướng, GAP tạo xu hướng và GAP gẫy xu hướng.


  1. GAP tạo xu hướng

GAP tạo xu hướng có khả năng mang lại lợi nhuận cao nhất


Là loại GAP được ưa chuộng nhất bởi nhà đầu tư chứng khoán, vì nó có tiềm năng mang lại lợi nhuận cao nhất. Đây là hiện tượng bắt đầu một xu hướng giá mới, khi giá cổ phiếu tăng hoặc giảm đột ngột và các phiên giao dịch sau đó tiếp tục theo xu hướng này. Tuy nhiên, mặc dù mang lại nhiều lợi nhuận nhất, nhưng cũng mang theo rủi ro cao, đặc biệt khi giá cổ phiếu liên tục giảm trong thời gian dài.


  1. GAP theo xu hướng

GAP theo xu hướng xảy ra khi hiện tượng tăng/ giảm đột ngột của giá cổ phiếu


GAP theo xu hướng xảy ra khi hiện tượng tăng/giảm đột ngột của giá cổ phiếu tuân theo hướng của GAP trước đó, nhưng với bước nhảy nhỏ hơn. Mặc dù GAP theo xu hướng có thể mang lại lợi nhuận ít hơn, nhưng vẫn được các nhà đầu tư kỳ vọng vì khả năng tạo ra cơ hội lợi nhuận.


  1. GAP gãy xu hướng

GAP gẫy xu hướng dạng GAP báo hiệu cho một xu hướng kết thúc


Đây là một loại GAP tạo ra tín hiệu cho việc kết thúc một xu hướng. Thường, khi giá cổ phiếu đang tăng, giá sẽ tiếp tục tăng một vài bước nữa trước khi kết thúc xu hướng. Đây là thời điểm mà các nhà đầu tư cần đặc biệt chú ý và đưa ra các dự đoán cẩn thận trước khi quyết định giao dịch.


Khi nào thì GAP được lấp đầy?


Xu hướng GAP xuất hiện đi lên hoặc xuống nhằm mục đích lấp đầy khoảng trống. Khi GAP được lấp đầy nghĩa là giá cổ phiếu quay trở lại bằng với mức giá trước khi GAP xuất hiện. Một khi GAP được lấp đầy nghĩa là giá đã quay trở lại mức giá bắt đầu của GAP. Một vài điều kiện để GAP được lấp đầy như:


GAP được lấp đầy là giá cổ phiếu quay trở lại bằng với mức giá trước khi GAP xuất hiện


Có sự biến động mạnh về giá do tâm lý thị trường, biến động này có thể là bi quan hoặc lạc quan. Tâm lý thị trường sẽ thúc đẩy hành vi mua - bán của các nhà đầu tư, dẫn đến sự xuất hiện của GAP và cũng là nguyên nhân khiến GAP bị lấp đầy. GAP được lấp đầy khi không có mức hỗ trợ hoặc kháng cự nào được tạo ra sau một sự tăng vọt hoặc giảm mạnh về giá.


GAP cũng có khả năng tự lấp đầy. Các nhà nghiên cứu sử dụng GAP để phân loại và đưa ra dự đoán liệu một khoảng trống giá có bị lấp đầy hay không. GAP kiệt sức thường có khả năng được lấp đầy vì chúng báo hiệu sự kết thúc của một xu hướng. Ngược lại, GAP tiếp diễn và GAP phá vỡ lại ít có khả năng được lấp đầy vì chúng được sử dụng để định hướng giá cổ phiếu hiện tại.


Khi giá tăng hoặc giảm mạnh, nó không tạo ra bất kỳ mức hỗ trợ hoặc kháng cự nào bằng cách quay lại và lấp đầy GAP.


Hiện tượng lấp GAP có thể xảy ra hoặc không, và thời gian lấp GAP có thể diễn ra ngay sau khi GAP hình thành, sau một vài phiên giao dịch, hoặc thậm chí là sau một thời gian dài.


Nên xử lý thế nào nếu gặp GAP?


Hiện tượng GAP có thể mang lại cơ hội, nhưng cũng có thể là thách thức cho các nhà đầu tư. Để đạt được hiệu quả cao nhất, cần xác định rõ thời điểm lấp đầy và cả thời điểm khi GAP đang nằm trong vùng hỗ trợ, mức kháng cự hoặc các biểu đồ nến giao dịch quen thuộc.


Nếu GAP trùng với các mức cản này, có xu hướng giá sẽ quay lại để lấp đầy GAP và để kiểm tra sự chính xác trước khi tiếp tục theo xu hướng tăng hoặc giảm. GAP kiệt sức và GAP tiếp diễn thường có khả năng được lấp đầy, vì vậy ưu tiên tìm cách xác định các loại GAP này để giao dịch trở nên dễ dàng hơn.


Các nhà đầu tư nên làm gì khi gặp GAP


Dưới đây là các bước thực hiện để áp dụng chiến lược giao dịch GAP mà mình muốn hướng dẫn cho bạn:


Bước 1: Tìm kiếm biểu đồ có xuất hiện Common GAP

Bước 2: Xác định mô hình nến

Bước 3: Dựa theo giờ platform (nền tảng) tìm kiếm GAP. Thời điểm GAP thường hay xuất hiện nhất là vào nửa đêm.

Bước 4: Sau khi GAP xuất hiện nhà đầu tư hãy xác định giá đỉnh hoặc giá đáy.

Bước 5: Áp dụng vào lệnh ngay lập tức sau GAP, hoặc đợi đỉnh nến bị phá ngưỡng hỗ trợ, kháng cự hãy vào lệnh.

Bước 6: Đặt lệnh cắt lỗ và chốt lời. Nên đặt lệnh cắt lỗ stop loss cách đáy hoặc đỉnh 15 pip và đặt lệnh take profit khi đóng GAP hoặc 3 pip cách đáy hoặc đỉnh.


Sàn chứng khoán uy tín và an toàn - Vantage


Sau khi đọc bài viết này, chắc hẳn các bạn đã có thêm kiến thức bổ ích về hiện tượng khoảng trống GAP trong chứng khoán. Hy vọng đây sẽ là kiến thức bổ ích giúp bạn có dự đoán đầu tư hiệu quả hơn. Nếu bạn là nhà đầu tư mới nhưng chưa có nhiều kiến thức về chứng khoán, hãy tham khảo thêm tại thư viện tại Vantage ngoài ra bạn có thể tạo tài khoản demo để có thể trải nghiệm thử thị trường chứng khoán.


Vantage là một sàn giao dịch Úc uy tín hàng đầu thế giới, nơi bạn có thể tin tưởng và trải nghiệm. Với hơn 14 năm có mặt tại thị trường, Vantage cung cấp hơn 1000 sản phẩm CFD thông qua các nền tảng MT4, MT5, Pro Trader cùng với WebTrader và AppTrader trên ứng dụng di động. 


Vantage luôn tuân theo các tiêu chuẩn pháp lý và bảo mật cao nhất để bạn có thể đầu tư thông với sự an tâm tuyệt đối. Tại Vantage, bạn có thể tự tin thực hiện giao dịch ngoại hối, chỉ số, hàng hóa, cổ phiếu, ETF, kim loại và trái phiếu với chi phí chênh lệch thấp nhất là 0.0 pips.


Tham gia cùng sàn giao dịch Vantage ngay hôm nay để trải nghiệm một cách chuyên nghiệp và tiện lợi nhất trong việc đầu tư chứng khoán. Với đội ngũ hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/5 và một loạt các công cụ phân tích hàng đầu, Vantage sẽ là nơi lý tưởng để bạn thực hiện các chiến lược giao dịch của mình. 


Đừng chần chừ, bắt đầu hành trình đầu tư của bạn với Vantage ngay hôm nay!


Nguồn:

https://edumall.vn/blog/gap-khoang-trong-gia-trong-chung-khoan-la-gi-cach-xu-ly 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRONG FOREX

  Phân tích kỹ thuật trong Forex (Technical Analysis) là một phương pháp nghiên cứu và đánh giá thị trường thông qua việc sử dụng các chỉ báo kỹ thuật, đồ thị giá và các công cụ khác để dự đoán hướng đi của giá cả trong tương lai. Phân tích kỹ thuật cho phép các nhà giao dịch forex tìm hiểu về xu hướng chung của thị trường, mức độ biến động và điểm vào/ra khỏi thị trường. Phân tích kỹ thuật có thể giúp các nhà giao dịch Forex đưa ra quyết định đầu tư thông minh và hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những kiến thức cơ bản về phân tích kỹ thuật và cách sử dụng nó trong giao dịch ngoại hối.  Biểu đồ Biểu đồ (chart) là một công cụ cơ bản và quan trọng được sử dụng trong phân tích kỹ thuật trên nền tảng Forex. Biểu đồ giúp nhà giao dịch Forex theo dõi và phân tích dữ liệu giá cả của cặp tiền tệ trong thời gian, từ đó có thể dự đoán hướng đi của giá cả trong tương lai. Trên nền tảng Forex, có nhiều loại biểu đồ khác nhau được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, bao gồm: Biểu đồ

4 GIAI ĐOẠN PHẢI TRẢI QUA TRƯỚC KHI TRỞ THÀNH TRADER CÓ LỢI NHUẬN

Như một trader, để đạt được lợi nhuận nhất quán, bạn cần nhận ra và hiểu giai đoạn mà bạn đang gặp phải trong quá trình giao dịch của mình. Dưới đây là bốn giai đoạn chính mà trader thường trải qua: Giai đoạn 1: Trader không có lợi nhuận Đặc điểm:  Thắng nhỏ, thua nhiều hơn.  Đường cong vốn có xu hướng đi xuống.  Nguyên nhân:  Khả năng nhận diện giao dịch kém.  Khả năng quản lý vốn kém.  Chiến lược chốt lời kém Trong giai đoạn 1, trader thường thắng nhỏ và thua nhiều hơn, điều này có thể do khả năng nhận diện giao dịch kém, khả năng quản lý vốn không tốt và chiến lược chốt lời không hiệu quả. Họ có thể tìm kiếm các tip và mẹo để tìm cách nhanh chóng kiếm lợi nhuận, thay vì dựa vào một hệ thống giao dịch cụ thể.  Ngoài ra, đường cong vốn thường có xu hướng đi xuống, biến động cao và có những đợt tăng lên ngắn ngủi. Điều này thường phản ánh khả năng giao dịch kém và khả năng quản lý rủi ro không tốt. Nếu bạn nhận ra mình đang ở giai đoạn 1, quan trọng nhất là không từ bỏ và tiếp tục học

GIAO DỊCH VỚI HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ

Xác định kháng cự hỗ trợ đúng quả thực không dễ, cần phải có thời gian luyện tập và học cách lọc ra những ngưỡng kháng cự hỗ trợ quan trọng. Để xác định các vùng giá quan trọng trên biểu đồ để tìm điểm vào lệnh và thoát lệnh chính xác, có một số phương pháp và công cụ được sử dụng bởi các trader chuyên nghiệp.  Bài viết này sẽ chia sẻ cho các anh em trader cách thức một trader chuyên nghiệp xác định các vùng giá quan trọng trên biểu đồ để tìm điểm vào lệnh và thoát lệnh chính xác. Thiết lập biểu đồ Có nhiều cách để xác định những ngưỡng kháng cự hỗ trợ quan trọng. Có những trader sử dụng cách thức phức tạp với rất nhiều chỉ báo và đường kẻ ngang được vẽ trên biểu đồ như hình bên dưới: Nhưng việc kết hợp như thế lại khiến cho việc đọc hành động giá trở nên rất khó khăn, không phải bất cứ vùng giá nào cũng quan trọng và không phải giá lúc nào cũng tôn trọng một vùng giá. Vậy cho nên hãy để biểu đồ ở trạng thái đơn giản nhất có thể và quan trọng là bạn phải thấy rõ được diễn biến của hành